Theo thời gian làn da của chúng ta phải tiếp xúc với quá nhiều khói bụi, các hóa chất độc hại, ánh nắng mặt trời, các tia cực tím, tia UVA, UVB khiến làn da mất dần sự căng mịn, tươi trẻ . Cùng Celia Luxury tìm hiểu về cơ chế khiến làn da bị đen sạm để có những giải pháp bảo vệ và cải thiện làn da phù hợp nhất.
Tại sao da bị đen sạm?
Sạm da là tình trạng melanin (sắc tố quyết định màu da) tăng cường sản sinh nhưng không được hòa tan đầy đủ mà tập trung tại một số vùng nhất định trên da gọi là những vùng da tối, vùng da này trở nên đậm màu hoặc tương phản rõ rệt với những vùng da xung quanh. Đi kèm với sắc tố da tối màu ở vùng da này thường có hiện tượng khô sần, thiếu sức sống và nhanh bị lão hóa.
Vùng da bị đen sạm do cháy nắng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạm da, đen da như tình trạng lão hóa da, rối loạn nội tiết tố, da bị viêm nhiễm, sử dụng mỹ phẩm không đúng cách hoặc chất lượng kém, chế độ sinh hoạt không khoa học, thức khuya, thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính, hút thuốc, uống rượu bia… Nhưng nguyên nhân thường thấy và tác động trực tiếp lên bề mặt da mạnh mẽ khiến da sạm đen là do thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không được che chắn bảo vệ.
Sắc tố melanin là gì?
Eumelanin là sắc tố khiến làn da đen sạm
Melanin là sắc tố tự nhiên có trong da, tồn tại ở dưới lớp đáy hạ bì. Melanin có chức năng bảo vệ da khỏi các tác động nguy hiểm của các nguồn tia tử ngoại, đặc biệt là ánh nắng mặt trời.
Khi bạn ra ngoài trời tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, để bảo vệ da khỏi tia cực tím, các tế bào melanocyte ở vùng thượng bì sẽ tăng cường sản sinh melanin tạo thành bức “tường chắn” cản nắng tự thân, nhờ đó giảm nguy cơ ung thư da. Tuy nhiên, việc tăng sinh melanin này sẽ khiến làn da xảy ra chứng tăng sắc tố da tối hay còn gọi là melanin tối ( eumelanin). Các eumelanin được sản sinh quá mức ở những điểm trên da khiến các đốm sắc tố da như đồi mồi, sạm, nám xuất hiện rõ và đậm màu hơn các vùng da khác trên khuôn mặt. Ngoài ra khi ánh nắng mặt trời xâm nhập vào làn da còn làm phá hủy cấu trúc nền của da khiến da khô và thiếu sức sống.
Những vùng da nào dễ bị sạm đen?
Da mặt là vùng da dễ bị sạm đen nhất
Từ nguyên nhân trên, có thể thấy rằng những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị sạm đen nhất đặc biệt là các vùng da mặt, da cổ, da tay và da chân.
Da mặt là vùng da dễ bị sạm nhất, kể cả khi bạn đã che chắn cẩn thận bằng khẩu trang, mũ rộng vành, kem chống nắng….nhưng cấu trúc da mặt mỏng hơn nhưng những vùng da khác nên thường bị tổn thương nhiều nhất.
Da bị đen sạm phải làm thế nào?
Lớp sừng có khả năng ngăn chặn tia UV hiệu quả
Giải pháp an toàn cho làn da, phòng chống sạm nám, tàn nhang chính là tạo ra một lớp màng bảo vệ trên da. Làm sao để phần tế bào sừng trên da có khả năng ngăn chặn được các tia UV có hại. Lúc này thành phần protein trên da sẽ không bị phá vỡ, không gây tổn hại cho da, khiến Melanin không thể sản xuất thêm.
L-Cystine tham gia vào quá trình tổng hợp Keratine tạo lớp màng bảo vệ cho da
Đối với da, khi L-Cystine có đủ trong hắc tố bào sẽ tác dụng với Dopaquinone để tạo ra Crystinyldopa, có tác dụng tăng chuyển hóa cho da, tăng cường sản sinh đào thải cùng với lớp sừng, nhanh chóng tái tạo lớp da mới. L-Cystine chính là tiền chất tham gia vào quá trình tổng hợp Keratine thúc đẩy sự tăng sinh của các tế bào mầm ở các vùng chất tạo sừng.
Chất tạo sừng giúp làm dày bề mặt da lớp tạo lớp bảo vệ cho da, giảm các tổn thương trên da, bảo vệ làn da nhạy cảm khỏi các tác nhân gây hại như tia cực tím, ánh nắng mặt trời.
Celia Luxury là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa tiền chất L-Cystine ở dạng Nano siêu phân tử. Nano L-Cystine dễ dàng hấp thu và thẩm thấu vào cấp độ tế bào từ đó mang lại hiệu quả cải thiện và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại một cách vượt trội.